Đường vành đai 3 TPHCM: giá cao cũng phải làm

Đường vành đai 3 TPHCM: giá cao cũng phải làm
Ngày đăng: 04/01/2022 06:01 PM

    Đường Vành đai 3 TPHCM là tuyến đường tạo động lực phát triển cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Liên tục nhiều cuộc làm việc giữa Chính phủ và địa phương thời gian qua với quyết tâm hoàn thành dự án này trước năm 2026.

    Xem thêm

    Tăng tốc giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 3 TPHCM

    TP Hồ Chí Minh tổ chức cắm ranh mốc đường Vành đai 3 TPHCM

    Đường Vành đai 3 TPHCM là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết đường Vành đai 3 TPHCM

     

    Đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua Mỹ Phước Tân Vạn

    Một đoạn đường Vành đai 3 TPHCM, đoạn qua cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn

     

    Vì sao suất đầu tư các tuyến đường vành đai ở mức cao, cơ chế nào để tìm thêm nguồn lực đầu tư bên cạnh nguồn vốn công... đang là những vấn đề đặt ra để thúc đẩy tiến độ dự án. 

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù chi phí đầu tư cao nhưng vẫn phải kiên quyết làm, làm sớm sẽ kiểm soát được chi phí giải phóng mặt bằng không tăng thêm.

     

    Vì sao phải xúc tiến đầu tư đường Vành đai 3 TPHCM?

    Theo nghiên cứu, đường Vành đai 3 TPHCM dài hơn 91km. Giai đoạn 1 dự án có tổng mức đầu tư khoảng 83.290 tỉ đồng. Giai đoạn này dự án làm 4 làn xe cao tốc, 2 làn đường song hành hai bên và giải phóng một lần theo quy hoạch (8 làn xe, 2 đường song hành vỉa hè...). 

    Trong cơ cấu tổng mức đầu tư, chi phí giải phóng mặt bằng với đường song hành hai bên đã hơn 52.468 tỉ đồng, còn chi phí xây dựng đường cao tốc khoảng 32.000 tỉ đồng.

    Một cán bộ giao thông từng tham gia nghiên cứu nhiều dự án ở khu vực phía Nam đánh giá, qua tính toán cho thấy suất đầu tư đường Vành đai 3 TPHCM khoảng 910 tỉ đồng/km (bao gồm mặt bằng, xây dựng đường cao tốc, đường song hành...), trong đó chi phí xây dựng khoảng 294 tỉ đồng/km.

    Về chi phí xây dựng, theo vị này, so với suất đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam khoảng 132 tỉ đồng/km, suất đầu tư vành đai 3 tăng do phụ thuộc vào nhiều yếu tố địa hình, thiết kế, nút giao, cầu vượt sông... 

    Cụ thể thứ nhất, về quy mô mặt cắt ngang, đường vành đai 3 TPHCM được dự kiến xây dựng theo quy mô cao tốc tương tự cao tốc Bắc - Nam, tuy nhiên vành đai 3 đi qua khu vực dân cư hiệu hữu có hệ thống đường song hành cần đầu tư đồng bộ.

    Thứ hai, đường vành đai 3 TPHCM đi qua khu vực đô thị, giao cắt hệ thống đường giao thông khu vực, cần bố trí nút giao khác mức với mật độ trung bình khoảng 6km/nút. Trong khi đường cao tốc Bắc - Nam khoảng 14,5km/nút thì mật độ nút giao vành đai 3 cao hơn khoảng 2,4 lần. 

    Trên tuyến có các nút giao rất lớn như nút Tân Vạn, nút giao đường cao tốc TP.HCM - Long Thành, TP.HCM - Mộc Bài... có quy mô lớn, cần đầu tư đồng bộ.

    Còn với xử lý đất nền, đường vành đai 3 có hơn 50% chiều dài tuyến đi qua vùng đất yếu cần xử lý để đáp ứng yêu cầu khai thác, chi phí xử lý nền khá lớn làm tăng tổng mức đầu tư.

    Tương tự, cao tốc Bắc - Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có suất đầu tư khoảng 220 tỉ đồng/km, cao hơn 1,6 lần suất đầu tư toàn tuyến. Trên tuyến, vành đai 3 TP.HCM dự kiến đầu tư cầu cạn dài khoảng 10km cho đoạn Tân Vạn - Nhơn trạch, cầu Bình Gửi qua sông Sài Gòn...

    "So với vành đai 4 TP Hà Nội có suất đầu tư 420 tỉ đồng/km (khối lượng cầu cạn chiếm 74km/112,8km), tuyến vành đai 3 TP.HCM đã tiết giảm phạm vi xây dựng cầu cạn ở mức tối thiểu để giảm giá thành xây dựng", chuyên gia trên cho hay.

    Vành Đai 3 TPHCM Mỹ Phước Tân Vạn

    Đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Mỹ Phước Tân Vạn đã hoàn thành và khai thác

     

    Đường Vành đai 3 TPHCM: giải phóng mặt bằng hơn 3 lần chi phí xây dựng

    Theo GS Hà Ngọc Trường - phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM, đường vành đai 3 đi qua các đô thị TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai là các đô thị lớn nên chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cao. Do đó, riêng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án vành đai 3 đã chiếm hơn 50% tổng mức đầu tư.

    "Theo tính toán, chi phí để giải phóng mặt bằng một dự án khu vực này thường cao hơn chi phí xây dựng từ 6 - 7 lần. Tuy nhiên, đây là tuyến đường rất quan trọng nên đắt cũng phải làm. Dù khó khăn đến đâu cũng phải tìm cách tháo gỡ để quyết tâm hoàn thành con đường này", GS Hà Ngọc Trường nói.

    GS Trường cũng ủng hộ cần giải phóng mặt bằng một lần cho giai đoạn hoàn chỉnh để tránh ảnh hưởng tới người dân, cũng như đội chi phí trong tương lai khi có nhu cầu mở rộng đường. 

    "Chúng ta đã đặt ra phải khép kín vành đai 3 chục năm qua nhưng đến nay chưa làm được. Vành đai 3 làm càng chậm, mức vốn càng tăng. Riêng chi phí giải phóng mặt bằng vành đai 3 đoạn qua TP.HCM đã khoảng 30.000 tỉ đồng, nếu chậm thêm 5 - 10 năm nữa, chi phí sẽ không dừng lại ở con số này".

    Dẫn chứng cụ thể, GS Trường cho hay quốc lộ 13 có kế hoạch mở rộng mà chưa làm được thì nay chi phí mặt bằng đã gấp nhiều lần. 

    Còn dự án thành phần 1A dài 8,75km (cũng là một đoạn của vành đai 3), theo tính toán từ 2016 chi phí mặt bằng cả Đồng Nai và TP.HCM là 624 tỉ đồng. Đến nay, căn cứ theo giá thực tế đã tăng lên 2.250 tỉ đồng.

     

    Đường Vành đai 3 TPHCM

    Đường Vành đai 3 TPHCM

     

    Đường Vành đai 3 TPHCM: cần tháo nút thắt cho nhà đầu tư

    Để thực hiện dự án đường Vành đai 3 TPHCM đã phối hợp nghiên cứu 4 kịch bản đầu tư PPP và nhận định huy động từ nguồn vốn tư nhân khoảng 15.411 tỉ đồng, chỉ chiếm 18% so với tổng mức đầu tư. 

    Do thời gian hoàn vốn kéo dài 29 năm, khó thu hút nhà đầu tư. 4 địa phương có dự án đi qua ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19, do đó rất khó khăn trong việc bố trí vốn ngân sách để giải phóng mặt bằng, làm đường song hành hai bên trong giai đoạn 2021 - 2026.

    4 địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An thống nhất kiến nghị trung ương bố trí nguồn vốn phục hồi kinh tế đầu tư giai đoạn 1 dự án. 

    Trường hợp không cân đối đủ toàn bộ kinh phí, đề xuất bố trí vốn giải phóng mặt bằng; còn phần xây lắp các tỉnh thành sẽ chủ động nghiên cứu đầu tư phù hợp thực tế địa phương.

    Vì sao đường vành đai 3 và các dự án giao thông lại khó thu hút đầu tư PPP? PGS.TS Trần Chủng - chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) - cho hay phương thức PPP nhà đầu tư thường có vốn 20%, còn lại huy động thông qua vay tín dụng. 

    Tuy nhiên, thời gian qua chính sách tạo thị trường vốn chưa có, ngân hàng không cam kết tín dụng. Đây là trở ngại lớn nhất của các nhà đầu tư.

    "Phương thức PPP một bên nhà nước, một bên nhà đầu tư hợp tác bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, thời gian qua, cách triển khai dường như chưa được bình đẳng", PGS.TS Trần Chủng chia sẻ thêm lý do.

    Ông Trần Chủng cũng cho rằng quy định vốn góp nhà nước không quá 50% trong dự án PPP cũng là nút thắt lớn. Tại một số dự án ở ĐBSCL, Tây Nguyên nếu dựa vào thu phí hoàn vốn theo PPP thì nhà đầu tư không có lãi. Do đó, cần điều chỉnh linh hoạt phần vốn nhà nước.

    GS Hà Ngọc Trường cũng cho rằng cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế PPP để tạo sự yên tâm đối với nhà đầu tư. Gỡ sớm không chỉ tìm thêm nguồn vốn đầu tư đường vành đai 3 mà tới đây hàng loạt dự án quan trọng như đường cao tốc, vành đai 4, đường sắt... cũng đang cần huy động nguồn lực tư nhân.

    Chí phí giai xây dựng giai đoạn 1 đường Vành đai 3 TPHCM

    Dự phỏng chi phí xây dựng giai đoạn 1 đường Vành đai 3 TPHCM

    Nguồn: tuoitre.vn

    Click vào để xem Video

     

    Nhà Đất Củ Chi 68 chuyên:

    ⇒ Bán đất Củ Chi phân lô (Đất nền dự án sổ riêng, đất dân phân lô)

    ⇒ Bán đất Củ Chi thổ vườn (Đất vườn có thổ cư diện tích vừa và nhỏ)

    ⇒ Bán đất vườn Củ Chi (Diện tích lớn làm nhà vườn hoặc kho xưởng)

    ⇒ Ký gửi Nhà đất Củ Chi

     

     Hãy Click vô đây điền thông tin, chúng tôi sẽ liên lạc lại với Quý khách.

     Nhà Đất Củ Chi 68 có nhiều sản phẩm với tầm tài chính từ 1,3 tỷ --> trên 20 tỷ, pháp lý an toàn đã qua kiểm tra quy hoạch kỹ lưỡng và giá luôn đúng với thị trường.

     

     

    Đăng ký nhận tin
    Nhà đất mới
    Zalo
    Hotline
    0902 548 789